Thực hiện công văn triệu tập số 220/ - GTT/QU ngày 17/12/2021 của Quận ủy Long Biên về việc tham dự “ Lớp bồi dưỡng kiến thức về mô hình chính quyền đô thị, chính phủ điện tử, chuyển đổi số cho viên chức giáo viên năm 2021”.
Sáng ngày 26/12/2021, tập thể CB,GV,NV Trường Tiểu học Ngọc Thụy tham dự đầy đủ “ Lớp bồi dưỡng kiến thức về mô hình chính quyền đô thị, chính phủ điện tử, chuyển đổi số cho viên chức giáo viên năm 2021” bằng hình thức trực tuyến .
Hình ảnh CBGV nhà trường dự tập huấn
tại điểm cầu phòng hội đồng trường
Mở đầu chương trình, Tiến sĩ Lê Thị Hoa – Học viện Hành chính Quốc gia, báo cáo viên của lớp học chia sẻ về mục đích, ý nghĩa của lớp học, đồng thời triển khai các văn bản về việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội :
+ Nghị quyết 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội.
+ Nghị định số 32/2021/NĐ-Cp của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội.
+ Quyết định số 2696/QĐ-UBND ngày 21/6/2021 ban hành quy chế làm việc mẫu của UBND phường khi thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị .
Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội được thực hiện từ ngày 01/7/2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.
Bên cạnh đó, báo cáo viên cũng truyền tải các nội dung trọng tâm của chương trình như: Cơ cấu bộ máy chính quyền địa phương, việc phân cấp phân quyền…
Báo cáo viên cũng chỉ ra các khái niệm cơ bản, điểm khác biệt giữa chính phủ điện tử và chính phủ số ; những lợi ích của chính phủ điện tử như: Giảm tham nhũng, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng năng suất làm việc của công chức, cải thiện ngân sách nhà nước, tăng cường giao quyền và chịu trách nhiệm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường minh bạch.
Những dấu ấn đặc biệt trong xây dựng chính phủ điện tử là: 2.800 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp 6.800 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền, 116 triệu lượt truy cập, 468 tài khoản đăng ký.
6 bước chuyển đổi số là: Nhận thức và tư duy mới ; Chiến lược và lộ trình; Năng lực số (nhân lực, hạ tầng, văn hóa); Xác định các công nghệ chính; Nô hình kinh doanh hoạt động; Chuyển đổi quy trình từ nhỏ đến lớn.
Ngoài ra, báo cáo viên cũng triển khai cụ thể các nội dung như: tầm quan trọng của mục tiêu chuyển đổi số quốc gia; 8 lĩnh vực ưu tiên của chuyển đổi số ; chương trình chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…
Kết thúc lớp bồi dưỡng, tập thể CBGVCN nhà trường hoàn thiện bài thu hoạch gửi cấp trên. Thông qua buổi học, CBGVNV nhà trường hiểu rõ hơn về về mô hình chính quyền đô thị, chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục thiết thực và hiệu quả.