Trong nhiều năm qua Trường Tiểu học Ngọc Thụy đã phát động và duy trì tốt phong trào “Nhà giáo nhận đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn” với hàng chục hoàn cảnh được giúp đỡ mỗi năm. Theo thời gian, phong trào đã đi vào chiều sâu, trở thành việc thiết thực, phát huy tính tiên phong, tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên, đoàn vien công đoàn ở các chi bộ trường học, trực tiếp góp phần cùng địa phương trong công tác chăm lo, giúp đỡ hộ nghèo…
Xuất phát từ tâm niệm giúp đỡ học sinh nghèo để các em giảm nguy cơ bỏ học”, ngay từ đầu năm học, công đoàn nhà trường đã phát động phong trào “Nhà giáo nhận đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn” đến toàn thể CBGVNV trường. Từ khi phát động, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hội đồng Sư phạm nhà trường và của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong đó, Công đoàn giữ vai trò nòng cốt, là người giữ lửa, phân công, giám sát đoàn viên công đoàn thực hiện. Nhờ sự quan tâm của tập thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường đối với phong trào nên hàng năm nhà trường đều hoàn thành tốt công tác nhận đỡ đầu, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các em không chỉ được quan tâm hỗ trợ dụng cụ học tập, quần áo,… để đến trường, mà món quà lớn nhất các em nhận được chính là lòng yêu thương, sự chia sẻ động viên về tinh thần của các thầy cô giáo. Đó mới chính là động lực để các em yên tâm, vượt lên khó khăn, hướng đến tương lai tươi sáng hơn.
Qua nhiều năm, phong trào đã đi vào chiều sâu khi trở thành phần việc hàng năm để nhà trường quyết tâm thực hiện tốt. Đến nay, phong trào này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ, đảng viên, giáo viên và phụ huynh học sinh cũng như của cộng đồng xã hội. Nhờ được nhận đỡ đầu, giúp đỡ nên các em có thêm điều kiện, an tâm học tập, giảm nguy cơ bỏ học.
Phong trào “Nhà giáo nhận đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn” không chỉ đi vào chiều sâu mà qua đó còn phát huy được tinh thần nêu gương của từ những can bộ giáo viên. Với tấm lòng của những “người mẹ hiền”, nhiều nhà giáo dù công việc bộn bề vẫn dành thời gian đến tận nhà thăm hỏi, động viên để các em xóa bỏ mặc cảm, hòa đồng với bạn bè trong lớp, yên tâm học tập. Nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình nhận giúp đỡ các em học sinh điều đó đã nói lên tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo đối với học sinh của mình. Tiêu biểu trong các phong trào như cô giáo Thy Nga đã dành nhiều thời gian, công sức và vật chất cho các con có hoàn cảnh khó khăn vững bước tới trường.
Không phải những việc làm “đao to búa lớn”, mà do xuất phát từ tấm lòng, tinh thần trách nhiệm của mỗi đoàn viên công đoàn của nhà trường nên phong trào “Nhà giáo nhận đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn” cứ âm thầm được duy trì và phát triển rộng khắp. Từ phong trào này, không chỉ có hàng chục học sinh nghèo được nhận đỡ đầu, giúp đỡ hàng năm mà trên hết, đội ngũ nhà giáo đã gieo vào lòng các em một nhân cách sống, nghĩa cử cao đẹp, biết dang rộng vòng tay trước những hoàn cảnh khó khăn. Đó chính là bài học lớn nhất về giáo dục con người trong công tác “trồng người” mà các thầy, cô giáo đã mang lại cho các em khi bước vào đời.