Thực hiện kế hoạch số 26/KH-PGD&ĐT của Phòng giáo dục và Đào tạo quận Long Biên về việc tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử, phần mềm dạy học năm học 2020-2021, Trường Tiểu học Ngọc Thụy tổ chức cuộc thi cấp trường đến 100% CBGVNV trường với mục đích:
- Đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích cực và tự học, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ ứng dụng, sử dụng bài giảng điện tử e-Learning trong dạy và học của giáo viên, nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.
- Xây dựng bộ tư liệu bài giảng điện tử e-Learning đầy đủ nội dung, có chất lượng ở từng môn học.
Nội dung dự thi phong phú, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 theo chủ đề “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0”. Bài giảng do cá nhân giáo viên, nhóm giáo viên thiết kế, xây dựng, chưa từng được công bố, lưu hành, chia sẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đảm bảo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Giáo viên được áp dụng nhiều phần mềm để giúp giáo viên thiết kế bài giảng điện tử như: Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring, Storyline...v..v.
Nhà trường yêu cầu các bài thi đảm bảo tiêu chí sau:
1/ Tính công nghệ
- Được xây dựng trên các công cụ hỗ trợ đóng gói sản phẩm theo chuẩn SCORM hỗ trợ HTML 5.
- Có ghi âm lời giảng của giáo viên và cho xuất hiện hình hoặc video giáo viên giảng bài khi cần thiết.
- Sử dụng Font chữ Unicode
2/ Nội dung
- Có đủ phần mô tả tên tác giả, tên bài giảng, mục tiêu và các nội dung trọng tâm của bài.
- Đảm bảo chính xác, khoa học về nội dung và kiến thức bài giảng và phù hợp với Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông năm 2018 bám sát theo chủ đề “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đáp ứng tiến trình hội nhập Quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0”
- Tính sáng tạo, thiết thực, bám sát thực tế, khoa học và đổi mới;
- Tính hoàn thiện, đầy đủ;
- Tính rõ ràng trong trích dẫn các tài liệu, học liệu tham khảo.
3/ Tính sư phạm và phương pháp truyền đạt:
- Đáp ứng nhu cầu tự học của người học.
- Lời giảng (tiếng nói) và thuyết minh (văn bản) dễ hiểu.
- Tạo tình huống học tập.
- Có các câu hỏi hướng dẫn để người học tư duy, học một cách tích cực.
- Có tính tương tác;
- Có nội dung kiểm tra, đánh giá.
4/ Đánh giá chung
- Hiệu quả có thể đem lại cho người học.
- Tính hấp dẫn.
- Có thể áp dụng đại trà, phổ biến được trong thực tiễn.
Kết thúc Hội thi cấp trường, 9 sản phẩm đạt giải gồm 02 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 02 giải Khuyến khích. Nhà trường chọn 04 bài xuất sắc của khối 2,3,5 là tác phẩm của các đ/c Ngô Hà My, Nguyễn Thy Nga, Công Thị Hải Yến, Lê Bích Ngọc gửi tham gia cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning cấp quận do Phòng GDĐT tổ chức.
Dưới đâ !important;y là một số hình ảnh bài giảng tham dự hội thi: